07:36 21/11/2022
Kiểm định hệ thống chống sét là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhà xưởng, đơn vị sử dụng. Việc kiểm định hệ thống chống sét giúp tuân thủ pháp luật, nâng cao giá trị thương hiệu đồng thời giảm được nhiều chi phí liên quan.
Hiện tượng mưa giông kèm sấm sét xuất hiện thường xuyên, nhất là vào mùa mưa. Bị sét đánh rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Hệ thống chống sét ra đời để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng của sét đánh.
Kiểm định hệ thống chống sét là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhà xưởng, đơn vị sử dụng. Việc kiểm định hệ thống chống sét giúp tuân thủ pháp luật, nâng cao giá trị thương hiệu đồng thời giảm được nhiều chi phí liên quan.
Sét là một hiện tượng tự nhiên, có khả năng phát ra tia lửa, tạo ra dòng điện đủ mạnh gây bị thương, nặng hơn là ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người.
Việc lắp đặt, kiểm định hệ thống chống sét giúp phòng ngừa thiệt hại và tai nạn mà sét có thể gây ra.
Kiểm định hệ thống chống sét (đo điện trở nối đất) là việc đánh giá khả năng bảo vệ tòa nhà, nhà máy, các công trình xây dựng trước tác động của dòng điện.
Kiểm định hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng được vấn đề an toàn vận hành hệ thống chống sét mà còn giúp tuân thủ pháp luật, giảm chi phí vận hành, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.
Khi bị sét đánh phần lớn sẽ chết, còn lại nếu sống sẽ bị tổn thương thần kinh, gây bỏng nặng, chết nơron não... Để khắc phục cùng như phòng tránh việc bị sét đánh, nhà ở, phân xưởng, công trình xây dựng đều nên lắp đặt một hệ thống chống sét.
Khi sét đánh tất cả các năng lượng của sét sẽ theo dây dẫn truyền xuống đất, từ đó giảm thiểu rủi ro mà sét gây ra cho con người. Vì vậy, cần kiểm định hệ thống chống sét một cách thường xuyên để phát huy hiệu quả của hệ thống chống sét một cách hữu hiệu, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định phải có hệ thống chống sét để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 nêu rõ việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ không quá 12 tháng/lần.
Kiểm định hệ thống chống sét cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm được chi phí nộp phạt. Theo quy định của Chính phủ về mức phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng tiền mặt nếu không có hồ sơ theo dõi sát sao hệ thống chống sét.
- Mức phạt từ 200.000 đến 500.000 áp dụng đối với hành vi không kiểm định hệ thống chống sét thường xuyên.
- Nặng hơn, số tiền chịu phạt lên đến 10.000.000 đồng nếu cố tình không khắc phục các tình trạng hư hỏng của hệ thống chống sét khiến nó không còn tác dụng.
Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện theo các bước sau:
Kiểm tra hồ sơ thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét.
Đánh giá phạm vi bảo vệ và khả năng của hệ thống.
Tham khảo lại kết quả kiểm định lần trước.
Kiểm tra lại hồ sơ lắp đặt và sự phù hợp với tình hình thực tế.
Kiểm tra kim thu sét, bộ đếm sét, dây thoát sét, cọc nối đất, thiết bị cắt lọc sét, các thiết bị chống sốc điện SPD.
Kiểm tra các khoảng cách an toàn trong đất.
Đánh giá tổng quan các tác động của hệ thống chống sét với các công trình xung quanh.
Kiểm tra điện áp để khẳng định không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.
Lắp đặt thiết bị đo theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất.
Đo tối thiểu 2 lần, giá trị điện trở nối đất là giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau.
Kiểm tra điện áp
Lập bảng kết quả đo hệ thống chống sét thực tế sau đó cấp kết quả đo, nếu kết quả đo không đạt yêu cầu sẽ đưa ra những kiến nghị phù hợp để doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lên phương án sửa chữa, khắc phục.
Hệ thống chống sét cần được kiểm định khi:
Kiểm định lần đầu ngay sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định định kỳ hàng năm, thời hạn kiểm định 12 tháng.
Kiểm định bất thường khi có thay đổi trong hệ thống, thay đổi diện tích công trình cần bảo vệ.
Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét có thể được rút ngắn theo yêu cầu của cơ quan chức năng và đơn vị sử dụng.
Chi phí kiểm định hệ thống chống sét sẽ bao gồm phí đi lại và kiểm tra hệ thống. Tùy theo diện tích, quy mô hệ thống sẽ có mức chi phí kiểm định khác nhau. Vậy nên để có báo giá chi tiết kiểm định hệ thống chống sét hãy liên hệ công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp, chúng tôi sẽ báo giá tốt nhất cho Quý doanh nghiệp.
Kiểm định hệ thống chống sét cần có kết quả chính xác, khách quan và đáng tin cậy, sự lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín hay không ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm định.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn, đã được Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, chúng tôi có đội ngũ kiểm định viên giỏi, chuyên môn cao tự tin mang đến cho Quý khách hàng sự hài lòng về cả chất lượng lẫn chi phí kiểm định.
Quý khách hàng có nhu cầu Kiểm định hệ thống chống sét cũng như các dịch vụ khác vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0988.688.458 (Mr Đức) để được phục vụ nhanh nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
Địa chỉ: 656, H5, tổ 34, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Hotline: 0988.688.458
Người liên hệ: Phạm Minh Đức (Mr)
Email: duc.pham@siie.vn
Kiểm định hệ thống lạnh phải được thực hiện theo Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống lạnh dựa theo QTKĐ 08 - 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016. của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Thang máy trước khi sử dụng cần phải kiểm định, đơn vị kiểm định thang máy tại Hà Nội có đầy đủ chức năng, kinh nghiệm kiểm định thang máy.
Thang máy là thiết bị nâng, dùng để chở hàng hoặc chở người. Thang máy có cabin với những kích thước khác nhau, được di chuyển theo một phương thẳng đứng và dừng ở các tầng xác định giúp việc đi lại và vận...
Tiêu chuẩn kiểm định cầu trục được thực hiện theo quy trình kiểm định QTKĐ 09 - 2016/BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ban hành.
Máy phát điện là thiết bị tạo ra nguồn điện bằng việc sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ giúp biến đổi cơ năng thành điện năng. Máy phát điện ngày nay chủ yếu sử dụng động cơ đốt trong.
Đã truy cập: 174854
Hôm qua: 78
Đang trực tuyến: 1