0988 688 458

  • English
  • Việt Nam

Huấn luyện an toàn xe nâng hàng

08:43 14/05/2024

Việc huấn luyện an toàn xe nâng là công việc cần thiết và quan trọng giúp người lao động trang bị các kiến thức về luật an toàn lao động, nắm được những nguy hiểm, rủi ro trong quá trình lái xe nâng và cũng là xây dựng văn hóa an toàn lao động, bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc.

Xe nâng là gì?

Xe nâng hàng là thiết bị dùng để vận chuyển, nâng, bốc các hàng hóa nặng trong một khoảng không gian hẹp hoặc không gian rộng nhằm tiết kiệm sức lao động của con người. Theo đó, nhân viên phải được đào tạo lái xe nâng hàng và được cấp thẻ an toàn đã qua đào tạo lái xe nâng hàng mới được làm việc.

Xe nâng hàng chia làm 2 loại dựa trên cơ sở nguồn động lực của nó, gồm loại xe dùng động cơ đốt trong hoặc loại xe dùng động cơ điện một chiều.

Để có thể nâng hoặc hạ hàng, xe nâng hàng có một hệ thống khung nâng và càng nâng, được di chuyển nhờ xích nâng và hệ thống thủy lực. 

Huấn luyện an toàn xe nâng hàng

Khi điều khiển xe nâng hàng, người điều khiển phải trang bị đầy đủ trang phục. Quần áo gọn gàng, có mũ cứng và giày còn sử dụng được là yêu cầu bắt buộc, tránh mặc quần áo luộm thuộm, rườm ra gây vướng víu, tóc tai lờm xờm che mất tầm nhìn và giầy trơn trượt sẽ ảnh hưởng đến an toàn vận hành xe nâng.

Trong khi điều khiển, có nhiều vấn đề sẽ có thể gặp phải, người lái xe phải biết sử dụng những thiết bị, dụng cụ và chữa cháy và sơ cứu cần thiết. Đối với các xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong, khi đổ nhiên liệu cho xe, bạn không được nổ máy, để máy hoạt động.

Vì nhiên liệu dễ bén lửa vì thế bạn tuyệt đối không được hút thuốc trong quá trình điều khiển xe nâng. Khi lái xe nâng hàng, bên cạnh người lái còn có những người phụ lái phục vụ cho việc di chuyển hàng được thuận lợi do đó bạn cần thuộc các tín hiệu trao đổi bằng tay với phụ lái của mình để quá trình làm việc được hiệu quả hơn.

Khi không có hàng, xe rất dễ bị lật, phải vệ sinh xe thường xuyên và đặc biệt ở một vài vị trí như tay cần, đạp li, phanh, ga không được để dính dầu mỡ gây trơn, trượt.

Huấn luyện an toàn vận hành xe nâng hàng

Bên cạnh đó, không cho phép ai ngồi trong buồng ca bin điều khiển khi xe đang hoạt động ngoài người lái và không cho phép ai được giữ hàng khi đang di chuyển hàng hóa.

Chương trình huấn luyện an toàn xe nâng hàng

Đối tượng huấn luyện thuộc Nhóm 3 - An toàn xe nâng hàng

Người tham gia khóa huấn luyện an toàn xe nâng hàng là những người trực tiếp vận hành xe nâng

Thời gian huấn luyện an toàn xe nâng hàng

Huấn luyện lần đầu: Tổng thời gian huấn luyện an toàn xe nâng hàng tối thiểu 24 giờ (3 ngày), đã bao gồm thời gian kiểm tra cuối khóa.

Huấn luyện định kỳ: định kỳ 02 năm/lần tổ chức huấn luyện an toàn xe nâng hàng. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu là 12 giờ (1,5 ngày).

Huấn luyện lại: Được thực hiện khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, doanh nghiệp thay đổi vị trí làm việc,  phương án sản xuất, loại xe sử dụng. Thời gian huấn luyện bằng thời gian huấn luyện định kỳ.

Nội dung huấn luyện an toàn xe nâng hàng

Nội dung huấn luyện an toàn vận hành xe nâng hàng

Khóa học huấn luyện an toàn xe nâng hàng sẽ được chia đều trong 24 giờ (3 ngày) cụ thể như sau:

Ngày 1: Hệ thống lại toàn bộ chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

 

Tổng quan chung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Hệ thống toàn bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

Các quy định của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi mở rộng, xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, lưu giữ, bảo quản và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Ngày 2: Cập nhật kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

Các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc cần được phòng tránh.

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

Văn hóa an toàn trong kinh doanh, sản xuất.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chế độ, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển chỉ dẫn, biển báo an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; kỹ năng, nghiệp vụ sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Ngày 3: Nội dung huấn luyện chuyên ngành (6 giờ) và Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện (2 giờ)

Tổng hợp kiến thức về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; đánh giá, phân tích, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện: Thực hiện làm bài kiểm tra để đánh giá, xếp loại kết quả huấn luyện.

Huấn luyện an toàn xe nâng tại Kiểm định an toàn

Khi tham gia vào các lớp huấn luyện an toàn xe nâng tại Kiểm định an toàn, khách hàng sẽ được cung cấp kiến thức hữu ích như:

- Những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình lái xe.

- Nắm được các nguyên tắc liên quan để kỹ thuật an toàn như: trình tự tháo dỡ hàng hóa, cách vận hành xe an toàn,…

- Nắm được khái niệm chung về các loại xe nâng hàng như cấu tạo, phân loại xe, cách sử dụng, nguyên lý hoạt động,…

Huấn luyện an toàn vận hành xe nâng tại Kiểm định an toàn

- Nắm được những yếu tố liên quan đến các thiệt bị điện của xe.

- Nắm được các biện pháp phòng ngừa, phương hướng giải quyết khu xảy ra chấn thương trong quá trình lái xe.

- Nắm được những lỗi, hỏng hóc thường gặp khi lái xe và giải pháp khắc phục.

- Nắm được hệ thống các quy định về pháp luật trong quá trình điều khiển xe nâng như: vệ sinh lao động, biển chỉ dẫn, nội quy an toàn, các quy định về quản lý và bảo dưỡng xe nâng,…

- Được cung cấp các kỹ năng sơ cứu khi tai nạn lao động xảy ra.

Vận hành xe nâng an toàn là rất quan trọng để bảo vệ người lái và những người xung quanh khỏi các tai nạn và chấn thương. Dưới đây là hướng dẫn vận hành an toàn xe nâng:

1. Kiểm tra trước khi vận hành

  • Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra lốp xe, hệ thống phanh, đèn, còi, và gương.
  • Kiểm tra bên trong: Đảm bảo rằng ghế ngồi, dây an toàn, và tay lái hoạt động tốt.
  • Kiểm tra cơ cấu nâng: Đảm bảo càng nâng, khung nâng và xích không bị hư hỏng.
  • Kiểm tra động cơ: Đảm bảo rằng động cơ khởi động và hoạt động ổn định, không có rò rỉ dầu hoặc nhiên liệu.

2. Khi vận hành

  • Sử dụng dây an toàn: Luôn đeo dây an toàn khi lái xe.
  • Tư thế ngồi đúng: Ngồi thẳng lưng, cả hai tay giữ chắc tay lái và hai chân đặt trên bàn đạp.
  • Tốc độ an toàn: Lái xe ở tốc độ an toàn, đặc biệt là khi quay đầu hoặc di chuyển trong không gian hẹp.
  • Quan sát xung quanh: Luôn nhìn trước, sau, và bên cạnh để tránh va chạm với người hoặc vật cản.
  • Sử dụng còi: Sử dụng còi khi di chuyển qua các góc khuất hoặc khi vào/ra khỏi khu vực làm việc.
  • Giữ khoảng cách an toàn: Đảm bảo khoảng cách an toàn với người và vật cản.
  • Tránh tải quá tải: Không nâng tải trọng vượt quá giới hạn của xe nâng. Đảm bảo tải được cân bằng và cố định chắc chắn.
  • Nâng và hạ tải đúng cách: Nâng tải từ từ và đảm bảo rằng tải được giữ ở vị trí thấp nhất có thể khi di chuyển. Khi hạ tải, làm điều đó từ từ và cẩn thận.

3. Khi dừng và đỗ xe

  • Tắt động cơ: Khi không sử dụng xe, tắt động cơ và rút chìa khóa.
  • Hạ càng nâng: Đảm bảo càng nâng được hạ xuống đất khi không sử dụng.
  • Đỗ xe đúng chỗ: Đỗ xe ở khu vực quy định, tránh lối đi và khu vực làm việc.

4. Những điều cần tránh

  • Không chở người: Không dùng xe nâng để chở người, trừ khi có thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.
  • Không vận hành dưới ảnh hưởng của rượu bia hoặc thuốc: Đảm bảo người lái không bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích hoặc thuốc gây buồn ngủ.
  • Không sử dụng điện thoại di động: Tránh sử dụng điện thoại hoặc thiết bị cầm tay khi lái xe.

5. Đào tạo và nhận thức

  • Đào tạo: Người vận hành xe nâng phải được đào tạo và có chứng chỉ vận hành xe nâng.
  • Tuân thủ quy định: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn của công ty về vận hành xe nâng an toàn.
  • Cập nhật kiến thức: Thường xuyên tham gia các buổi huấn luyện và cập nhật kiến thức về an toàn lao động.

6. Xử lý tình huống khẩn cấp

  • Dừng xe ngay lập tức: Nếu có sự cố, dừng xe ngay lập tức và thông báo cho người quản lý.
  • Sử dụng thiết bị cứu hộ: Biết cách sử dụng các thiết bị cứu hộ và sơ cứu trong trường hợp tai nạn.

7. Bảo trì và bảo dưỡng

  • Bảo trì định kỳ: Đảm bảo xe nâng được bảo trì và kiểm tra định kỳ bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
  • Ghi nhật ký bảo dưỡng: Ghi lại lịch trình và chi tiết các lần bảo dưỡng để theo dõi tình trạng của xe.

Tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho người vận hành cũng như mọi người xung quanh.

Bạn đang tìm kiếm đơn vị  cấp thẻ an toàn xe nâng hàng, khóa học huấn luyện an toàn xe nâng uy tín, CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên đào tạo bài bản, chất lượng sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích cho bạn.

Mọi yêu cầu liên quan đến KIỂM ĐỊNH AN TOÀN, HUẤN LUYỆN AN TOÀN , KIỂM ĐỊNH ĐO LƯỜNG, QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (ISO 9001-2015)

Địa chỉ: 656, H5, tổ 34, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 0988.688.458

Người liên hệ: Phạm Minh Đức (Mr)

Email: duc.pham@siie.vn

 

 

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

Đối tác

  • primegroup
  • anphatplastic
  • themanor
  • sedona.com.vn
  • enkei.com
  • doji.vn
  • molisa.gov.vn
  • antoanlaodong.gov.vn

Đã truy cập: 196397

Hôm qua: 87

Đang trực tuyến: 2