0988 688 458

  • English
  • Việt Nam

Kiểm định hệ thống chống sét

12:24 10/06/2024

Trên thế giới hiện nay, trải qua 250 năm kể từ khi Franklin đề xuất phương pháp chống sét (PPCS), trong lĩnh vực phòng chống sét đã có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng. Nhiều dạng thiết bị phòng chống sét được tung ra trên thị trường.

Vào mùa mưa, hiện tượng mưa giông kèm theo sấm sét xuất hiện rất nhiều. Điều này không chỉ dẫn đến nguy cơ phá hủy tài sản mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con người. Các loại hệ thống chống sét được ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Lắp đặt hệ thống chống sét là cần thiết, kiểm định hệ thống chống sét còn cần thiết gấp bội.

Lý do nên kiểm định hệ thống chống sét

Bảo vệ sức khỏe con người

Kiểm định chống sét để chắc chắn rằng nó vẫn hoạt động bình thường bởi mùa mưa ở Việt Nam rất thất thường, mua bất chợt và kèm theo giông và sấm sét. 

Phần lớn sẽ chết khi bị sét đánh, phần sống sót thì sẽ bị tổn thương thần kinh một cách nghiêm trọng, biểu hiện ở việc trí nhớ không còn, khó tập trung và tính cách thì thay đổi hoàn toàn. Để khắc phục cùng như phòng tranh việc bị sét đánh, nhà ở, công trình, phân xưởng đều lắp đặt một hệ thống chống sét. 

 Theo đó, tất cả các năng lượng của sét sẽ theo dây dẫn chuyền xuống đất, từ đó giảm thiểu rủi ro mà sét gây ra cho con người. Vì thế, cần kiểm định hệ thống chống sét một cách thường xuyên để không có một tai nạn đáng tiếc nào xảy ra.

Tuân thủ pháp luật

Kiểm định hệ thống chống sét cũng là một cách giúp bạn không bị các cơ quan quản lý “sờ gáy”. Theo quy định của chính phủ về mức phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy như sau:

- Nếu không có hồ sơ để theo dõi sát sao hệ thống chống sét theo quy định phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng tiền mặt.

- Mức phạt từ 200.000 đến 500.000 áp dụng đối với hành vi không kiểm định hệ thống chống sét một cách thường xuyên.

- Nặng hơn, nếu cố tình không khắc phục các tình trạng hư hỏng của hệ thống chống sét khiến nó không còn tác dụng, số tiền chịu phạt nhiều nhất có thể lên đến 10.000.000 đồng.

Các công trình cần lắp đặt hệ thống chống sét có thể kể đến như: Công trình xây dựng, nhà máy, nhà ở cao tầng, kho chứa nhiên liệu, hóa chất, kho chứa chất nổ,…

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện theo các bước sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét và đánh giá thiết bị, xem xét các kết quả kiểm tra lần trước.

Kiểm tra thực tế

Kiểm tra dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét và các khoảng cách an toàn trong đất.

Đo điện trở nối hệ thống chống sét

- Kiểm định hệ thống chống set - đo điện trở nối đất

- Kiểm tra điện áp

- Lắp đặt thiết bị đo

Đánh giá kết quả đo và kiến nghị

Lập bảng kết quả đo và những lưu ý cần thiết

Khi nào cần kiểm định hệ thống chống sét?

Kiểm định chống sét là việc làm cần thiết giúp hạn chế ảnh hưởng của thời tiết cũng như tránh xảy ra những tình huống làm nguy hại tới sức khỏe của con người. Cần kiểm định hệ thống chống sét khi:

- Sau khi lắp đặt hệ thống chống sét trước khi đưa vào sử dụng

- Kiểm tra hàng trăm trước khi vào mùa mưa

- Kiểm định khi có các thay đổi diện tích công trình

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định hệ thống chống sét, Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp là đơn vị đã được cấp phép đầy đủ điều kiện kiểm định, đảm bảo cơ sở vật chất, dụng cụ kiểm định và đội ngũ kiểm định viên có chuyên môn cao,…chắc chắn sẽ khiến khách hàng hài lòng.

Đo điện trở nối đất chống sét là một quy trình quan trọng để đảm bảo hệ thống nối đất của bạn hoạt động hiệu quả, bảo vệ thiết bị và con người khỏi những thiệt hại do sét đánh. Dưới đây là các bước cơ bản để đo điện trở nối đất chống sét:

Dụng cụ cần thiết:

  • Đồng hồ đo điện trở đất (thường là loại dùng phương pháp 3 cực hoặc 4 cực).
  • Các que đo (bao gồm 1 que chính và 2 que phụ).
  • Dây dẫn để kết nối các que đo với đồng hồ đo điện trở tiếp địa.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Xác định vị trí cần đo điện trở tiếp địa.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh vị trí đo không có nhiễu điện từ hoặc các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

Bước 2: Cắm các que đo vào đất

  • Que chính (E): Cắm que chính tại vị trí hệ thống nối đất cần đo.
  • Que phụ P: Cắm que phụ thứ nhất (P) cách que chính một khoảng từ 5 đến 10 mét.
  • Que phụ C: Cắm que phụ thứ hai (C) cách que phụ thứ nhất (P) một khoảng từ 10 đến 20 mét.

Bước 3: Kết nối dây dẫn

  • Kết nối dây dẫn từ que chính (E) tới cổng E của đồng hồ đo.
  • Kết nối dây dẫn từ que phụ (P) tới cổng P của đồng hồ đo.
  • Kết nối dây dẫn từ que phụ (C) tới cổng C của đồng hồ đo.

Bước 4: Thực hiện đo

  • Bật đồng hồ đo điện trở đất và chọn chế độ đo phù hợp (thường là chế độ đo điện trở tiếp địa).
  • Bắt đầu quá trình đo và chờ đồng hồ hiển thị kết quả.

Bước 5: Đọc kết quả

  • Đọc giá trị điện trở nối đất hiển thị trên đồng hồ.
  • Giá trị điện trở nối đất lý tưởng thường nhỏ hơn 10 ohm, nhưng giá trị cụ thể phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng hệ thống và khu vực.

Lưu ý:

 

  • Để đảm bảo độ chính xác, cần thực hiện nhiều lần đo ở các vị trí khác nhau xung quanh hệ thống nối đất và lấy giá trị trung bình.
  • Tránh đo trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa bão để đảm bảo an toàn và độ chính xác của

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (ISO 9001-2015)

Địa chỉ: 656, H5, tổ 34, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 0988.688.458

Người liên hệ: Phạm Minh Đức (Mr)

Email: duc.pham@siie.vn

 

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

Đối tác

  • primegroup
  • anphatplastic
  • themanor
  • sedona.com.vn
  • enkei.com
  • doji.vn
  • molisa.gov.vn
  • antoanlaodong.gov.vn

Đã truy cập: 196397

Hôm qua: 87

Đang trực tuyến: 2